Ở các nước Phương Tây người ta dùng quà làm bằng pha lê để tặng dịp kỷ niệm 15 năm ngày cưới .Những ai biết trân trọng thì món quà pha lê tuy nhỏ nhưng mang đầy đủ ý nghĩa của một tình yêu trong sáng và bền vững.
Pha lê là một dạng thủy tinh silicat kali có trộn thêm một lượng ôxít chì II (PbO) và có thể là cả ôxít bari (BaO) khi người ta sản xuất nó. Ôxít chì được thêm vào thủy tinh nóng chảy làm cho thủy tinh có chiết suất cao hơn và như vậy độ tán sắc ánh sáng cũng cao hơn so với thủy tinh thông thường, nghĩa là trông nó lấp lánh hơn. Sự có mặt của chì cũng làm cho thủy tinh mềm và dễ cắt hơn. Pha lê là các mặt hàng được sản xuất từ thủy tinh chứa chì này. Thủy tinh pha lê thường chứa từ 12-28% chì, nhưng có thể chứa tới 33% chì. Tại hàm lượng này nó tạo ra độ lấp lánh cao nhất. Hàm lượng chì cao hơn làm cho thủy tinh khó tạo ra các tính chất của pha lê khi thổi. Việc pha thêm ôxít bari chỉ có tác dụng làm tăng chiết suất của thủy tinh.
Một người Anh là George Ravenscroft được coi là đã phát minh ra pha lê vào năm 1676, mặc dù việc pha thêm chì vào thủy tinh đã có từ thời tiền sử tại Ai Cập và Lưỡng Hà.Các nhà sản xuất đồ pha lê nổi tiếng bao gồm Baccarat tại Pháp, Royal Leerdam Crystal của Hà Lan, Steuben Glass tại Hoa Kỳ, Waterford Crystal tại Ireland và Swarovski tại Áo.
Chọn mua đồ pha lê:
Hiện nay, bên cạnh những món đồ pha lê "xịn" của Pháp, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Tiệp Khắc cũ..., trên thị trường còn có rất nhiều sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan, Singapore.
Pha lê được chia thành bốn loại. Loại thứ nhất có 5% chì, loại 2 chứa 14% chì, dùng làm hạt đèn chùm, loại thứ ba chứa 24% chì chất lượng cao được sử dụng tạo các đồ vật trong gia đình sử dụng hằng ngày. Loại thứ tư chứa 31,76% chì là loại cao cấp để làm ra các vật trang trí như
lọ hoa, ly, tách, gạt tàn, con giống... Tuy nhiên, những sản phẩm có độ chì cao trông long lanh và đẹp như vậy lại có hại cho sức khoẻ con người.
Nhiều người đi mua hàng pha lê quan niệm rằng mua những mặt hàng có độ mỏng mới là hàng pha lê xịn nhưng đó lại là quan niện sai lầm. Nếu chúng ta để ý thấy rằng một sản phẩm càng có độ dày, có nhiều chi tiết mài sâu, nhiều rãnh sâu... mới là hàng tốt. Hàng mài mỏng chỉ là do công nghệ mài tạo nên chứ không phải quyết định độ tốt, bền của sản phẩm. Một sản phẩm pha lê càng dầy, càng nhiều rãnh sâu thì khi đem ra ánh sáng nó sẽ cho chúng ta những đường sáng lấp lánh chiếu ra từ bên trong sản phẩm. Vì vậy khi đi mua đồ pha lê, lời khuyên của nhà sản xuất là nên chọn mặt hàng càng dày càng tốt.
Nhờ nắm bắt được công nghệ của Tiệp Khắc cũ nên hiện nay nhiều công ty sản xuất đồ pha lê trong nước cũng đã tạo ra những sản phẩm đa dạng, phong phú và có ý nghĩa. Nhờ công nghệ lazer hai chiều, ba chiều mà nhà sản xuất có thể khắc chữ, lời đề tựa, logo biểu tượng làm hàng lưu niệm. Đặc biệt, bạn còn có thể đưa hình ảnh ba chiều của mình vào trong khối pha lê, trước đây kiểu này chỉ dành riêng cho những người thích chơi của độc bởi giá khoảng trên dưới 100 USD/sản phẩm.
Nhiều người không sành về hàng pha lê cũng hơi đắn đo khi bước chân vào cửa hàng pha lê vì sợ mình mua phải hàng thuỷ tinh "nhái" pha lê. Tuy nhiên, không thể có sự nhầm lẫn tệ hại như vậy bởi thuỷ tinh thường nhẹ hơn rất nhiều so với pha lê. Thuỷ tinh mỏng còn pha lê thì lại dầy do pha ôxit chì, khi đưa ra ánh sáng có độ tương phản cao, ở các đường mài rãnh sâu ta có thể nhìn thấy ánh bạc phát ra từ đó.
Đồ dùng bằng chất liệu này sau một thời gian sẽ bị mờ, mất độ bóng. Một số cách sau giúp bạn tìm lại được vẻ mới, đẹp như ban đầu.
Pha cồn 90 độ với nước ấm, dùng dung dịch này để rửa ly, tách bằng pha lê, sẽ làm các vật này sáng choang như mới.
Muốn chai, keo bằng thuỷ tinh được trong suốt, bạn hãy rửa các vật dụng này bằng nước muối, sau đó rửa lại bằng nước lạnh.
Mắt kính đeo bị mờ, bạn dùng một miếng vải nỉ mềm, thấm với cồn 90 độ và chà đều, kính sẽ sáng trong như mới.
Với mặt kính đồng hồ lâu ngày bị mờ, bạn lấy một miếng khăn mặt sạch, thấm một ít kem đánh răng rồi chà nhẹ, đều trên mặt kính, lau lại bằng khăn sạch cho đến khi mặt kính sáng trong là đạt.